Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Lương Văn Vạn

6 tháng 5, 2020

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

I. Thông tin chung

1. Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

- Tên đề tài luận án: Nghiên cứu độ bền khung sát xi xe chữa cháy rừng đa năng.

- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp.

2. Nghiên cứu sinh

- Họ và tên NCS: Lương Văn Vạn

- Khóa đào tạo: 2016 - 2019

- Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí                          Mã số: 9520103

3. Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Thanh Quang, Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

TS. Trần Văn Tưởng, Trường Đại học Lâm nghiệp.

II. Những đóng góp mới về khoa học, thực tiễn của luận án

1. Về khoa học

- Luận án đã thiết lập mô hình không gian khảo sát động lực xe chữa cháy rừng đa năng, đã thiết lập hệ phương trình vi phân khảo sát xác định tải trọng động tác động lên khung sát xi xe chữa cháy rừng đa năng. Mô hình xác định tải trọng động tác động lên lên khung sát xi được xây dựng trên mô hình phân tích động lực học của ô tô khi chuyển động trên đường với kích động từ mấp mô mặt đường hình sin và mấp mô ngẫu nhiên theo tiêu chuẩn ISO 8608:1995 khi xe chuyển động với vận tốc khác nhau. Mô hình động lực học được giải bằng phần mềm Matlab Simulink.

- Luận án đã trình bày cơ sở lý thuyết đánh giá độ bền khung sát xi xe chữa cháy rừng đa năng. Độ bền khung sát xi được đánh giá qua 2 tiêu chí về độ bền phá hủy và độ bền mỏi theo phương pháp phần tử hữu hạn bằng phần mềm chuyên dụng Ansys; Đã phân tích độ bền phá hủy của khung sát xi được đánh giá trong các trường hợp chịu tải trọng cực đại khi bánh xe đi qua mấp mô; Đã đề xuất kết cấu khung sát xi mới đảm bảo điều kiện làm việc khi hoạt động chữa cháy; Đã phân tích độ bền mỏi của khung sát xi khi xe chuyển động trên đường mấp mô ngẫu nhiên theo tiêu chuẩn ISO 8608:1995.

- Luận án đã thí nghiệm đo phản lực pháp tuyến từ mặt đường tác dụng lên khung sát xi. Luận án đã lựa chọn được phương pháp, thiết bị thí nghiệm và đã xây dựng được quy trình thí nghiệm phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam để đo tải trọng động tác dụng lên khung sát xi. Đã thí nghiệm xác định biến dạng uốn của khung sát xi tại vị trí đo. Kết quả thí nghiệm đã cho các quy luật tương đồng với các quy luật thu được từ tính toán khảo sát bằng mô hình lý thuyết, sai lệch tối đa ở mức chấp nhận được.

2. Về thực tiễn

- Luận án làm cơ sở cho việc hoàn thiện kết cấu khung sát xi xe chữa cháy rừng đa năng, góp phần hoàn thiện xe chữa cháy rừng đa năng được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam.

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam trong quá trình nghiên cứu phát triển thiết kế mới cũng như đánh giá độ bền của khung sát xi.

- Làm cơ sở tham khảo cho công tác tính toán, thiết kế, chế tạo các chi tiết khác trên ô tô.

3. Những điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

- Xây dựng được mô hình tính toán tải trọng tĩnh và tải trọng động tác động lên khung sát xi, thiết lập hệ phương trình vi phân, khảo sát xác định tải trọng động tác động lên khung sát xi xe chữa cháy rừng đa năng trong quá trình hoạt động chữa cháy.

- Những kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị nghiên cứu, những đơn vị chế tạo khung sát xi ô tô và các chi tiết khác trên ô tô.

- Những kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và học tập cho các giáo viên, cán bộ ngành Kỹ thuật Cơ khí, Cơ khí Động lực, sinh viên trong định hướng phát triển giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp.

    Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2020

Người hướng dẫn 1

 

 

 

PGS.TS. Nguyễn Thanh Quang

Người hướng dẫn 2

 

  

 

TS. Trần Văn Tưởng

Nghiên cứu sinh

 

 

 

Lương Văn Vạn

 

 

Xem trên tệp đính kèm:

1. LuanAn (ncs.LuongVanVan_DHLN)

2. TomTatLuanAn - TiengAnh (ncs.LuongVanVan_DHLN)

3. TomTatLuanAn - TiengViet (ncs.LuongVanVan_DHLN)t 

 

 

 

 

 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Trang thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật,

lý luận của luận án

 

I) Thông tin chung:

- Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

+ Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu đa dạng sinh học và biện pháp bảo tồn côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa"

+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

Nghiên cứu sinh

+ Họ tên NCS: Phạm Hữu Hùng

+ Khóa đào tạo NCS: khóa: 2014 – 2018 (Đợt 2)

+ Ngành: Lâm sinh; Mã số 9620205

          - Người hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: Nguyễn Thế Nhã   

+ Chức danh khoa học: Giáo sư; Học vị: Tiến sỹ

+ Đơn vị công tác: Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Hướng dẫn 2: Lê Văn Ninh

+ Chức danh khoa học:              Học vị: Tiến sỹ

+ Đơn vị công tác: Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa.

II) Những đóng góp mới về mặt khoa học, thực tiễn của luận án:

Ý nghĩa khoa học: Luận án cung cấp các dẫn liệu mới, có hệ thống về thành phần, tính đa dạng sinh học của bộ Cánh cứng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đồng thời lần đầu tiên cung cấp thông tin khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài có giá trị bảo tồn, làm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp kỹ thuật trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững các loài cánh cứng có giá trị bảo tồn.

Ý nghĩa thực tiễn: Bổ sung thông tin làm cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật nói chung, bộ cánh cứng nói riêng. Các biện pháp bảo tồn và phát triển những loài cánh cứng do luận án đề xuất là những chỉ dẫn cụ thể giúp Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thực hiện các hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.

+ Luận án đã xác định được danh sách gồm 193 loài thuộc 146 giống, 28 họ trong đó bổ sung ghi nhận mới 144 loài và cung cấp dẫn liệu khoa học về tính đa dạng sinh học cánh cứng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

+ Cung cấp dẫn liệu mới về đặc điểm sinh học, sinh thái học của phân loài Serrognathue platymelus sika và loài Aceraius grandis.

+ Luận án đề xuất danh sách 37 loài cánh cứng ưu tiên bảo tồn và một số biện pháp bảo tồn khu hệ cánh cứng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa.

 

Hà Nội, ngày … tháng 4 năm 2020

        Tập thể người hướng dẫn

                    Nghiên cứu sinh

   GV hướng dẫn 2          GV hướng dẫn 1      

 

 

 

TS. Lê Văn Ninh         GS.TS. Nguyễn Thế Nhã              Phạm Hữu Hùng

Xem trên tệp đính kèm:

LuanAn (ncs.PhamHuuHung_DHLN) 

TomTatLuanAn-TiengAnh (ncs.PhamHuuHung_DHLN).

TomTatLuanAn-TiengViệt (ncsPhamHuuHung_DHLN)

 

 


Chia sẻ

Tin nổi bật