Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Kiều Thị Dương

15 tháng 1, 2019

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

 I) Thông tin chung:

- Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

+ Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu yêu cầu ánh sáng của Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickelt et A. Camus) ở giai đoạn tái sinh tại một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam"

+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

- Nghiên cứu sinh

+ Họ tên NCS: Kiều Thị Dương

+ Học vị: Thạc sỹ

+ Khóa đào tạo NCS: 2013 - 2016

+ Ngành: Lâm sinh; Mã số: 9620205

-  Người hướng dẫn khoa học

+ Họ tên người hướng dẫn: GS.TS Vương Văn Quỳnh

+ Chức danh khoa học: Giáo sư, học vị: Tiến sĩ

+ Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp

II) Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn của luận án

- Về lý luận: Luận án xác định được quy luật thay đổi yêu cầu ánh sáng theo chiều cao của cây Dẻ ăn quả tái sinh - một đặc điểm sinh thái quan trọng của cây tái sinh. Đây là kiến thức cơ bản và là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng những biện pháp kỹ thuật phục hồi và phát triển rừng Dẻ ở địa phương.

- Về thực tiễn: Đề tài đã đề xuất được bảng tra độ tàn che thích hợp, ngưỡng cường độ bức xạ dưới tán rừng thích hợp ứng với từng cấp chiều cao của cây Dẻ tái sinh. Đây là cơ sở để đề xuất giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng Dẻ thông qua giải quyết yêu cầu ánh sáng của cây Dẻ tái sinh ở khu vực nghiên cứu.

- Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.

  • Yêu cầu ánh sáng của cây Dẻ tái sinh được thể hiện qua yêu cầu về độ tàn che của rừng.
  • Yêu cầu ánh sáng của cây Dẻ tái sinh thay đổi rất khác nhau theo từng giai đoạn sinh trưởng, từ là cây chịu bóng thành cây ít chịu bóng và ưa sáng ở giai đoạn lớn hơn.
  • Tồn tại phương trình liên hệ chặt chẽ giữa chiều cao của cây tái sinh với độ tàn che tối ưu để từ đó xác định độ tàn che cần điều chỉnh nhằm giải quyết yêu cầu ánh sáng cho cây Dẻ tái sinh.
  • Thông qua các phương trình liên hệ, bảng tra ngưỡng độ tàn che thích hợp cho từng cấp chiều cao khác nhau của cây Dẻ tái sinh đã được xây dựng.
  • Bức xạ dưới tán rừng Dẻ dao động từ 0.06 – 0.74 Kwh/m2/ngày, trung bình chiếm 21% tổng bức xạ chiếu đến tán rừng.

 

                                                                        Hà Nội, ngày.... tháng.........năm 2018

Giáo viên hướng dẫn

 

 

 

 

 

 GS.TS. Vương Văn Quỳnh

Nghiên cứu sinh

 

 

 

 

 

Kiều Thị Dương

 

Thông tin xem trên tệp đính kèm:

Tomtat-Luaan-TiengAnh.pdf

Tomtat-Luaan-TiengViet.pdf

LuanAn.pdf


Chia sẻ