Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Trần Mạnh Long

18 tháng 10, 2019

TRANG THÔNG TIN

Về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án

 

I. Thông tin chung

1. Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

- Tên đề tài luận án:  "Ứng dụng âm sinh học trong điều tra giám sát loài Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên".

- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp.

2. Nghiên cứu sinh

- Họ tên NCS: Trần Mạnh Long

- Khóa đào tạo NCS: Năm 2015, Đợt 2

- Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng;           Mã số 9620211

3. Người hướng dẫn khoa học

- Họ tên người hướng dẫn khoa học:

+ Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh

- Đơn vị công tác: Trường đại học Lâm nghiệp

II. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án

- Về mặt lý luận:

+ Luận án đã áp dụng những phương pháp định lượng trong điều tra và giám sát loài Vượn.

+ Luận án đã bổ sung được cơ sở dữ liệu về phổ âm thanh của loài Vượn.

+ Luận án đã cho thấy các thiết bị ghi âm và kỹ thuật phân tích âm thanh có thể được sử dụng để giám sát tình trạng và xác định đặc điểm phân bố các loài Vượn.

+ Luận án đã cho thấy các thiết bị ghi âm và kỹ thuật phân tích âm thanh có thể được sử dụng để nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái, và cấu trúc quần thể loài Vượn.

 

- Về mặt học thuật:

+ Luận án đã xác định được vị trí của 44 đàn Vượn trong khu vực nghiên cứu. Kết quả này có thể được sử dụng trong công tác theo dõi, giám sát các đàn Vượn.

+ Luận án đã xác định được xác suất hót trong ngày của đàn Vượn và hệ số điều chỉnh tại khu vực nghiên cứu.

+ Luận án đã cho thấy ước lượng mật độ giữa phương pháp truyền thống (khu vực nghiên cứu có 195 đàn) và phương pháp khoảng cách (khu vực nghiên cứu có 325 đàn) có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, phương pháp khoảng cách có tính đến xác suất phát hiện nhỏ hơn 1 đối với các đàn Vượn ở phía xa người điều tra. Từ đó có thể nhận định, nên sử dụng ước lượng quần thể bằng phương pháp khoảng cách để ước lượng quần thể Vượn.

+ Luận án đã cho thấy phổ âm thanh của loài Vượn đen má vàng phía Nam tại khu vực nghiên cứu cơ bản phù hợp với phổ âm thanh của loài Vượn mào thuộc giống Nomascus do tác giả Konrad và Geissmann (2006) phân tích.

+ Luận án đã xác định cấu trúc đàn Vượn tại khu vực nghiên cứu bằng phương pháp phân tích phổ âm thanh thu được từ các máy ghi âm; từ đó xác định được có 05 cấu trúc đàn Vượn cơ bản trong phân khu Nam Cát Tiên gồm: (1) cấu trúc đàn chỉ có Vượn đực, (2) cấu trúc đàn có 01 Vượn đực và 01 Vượn cái, (3) cấu trúc đàn có 01 Vượn đực và 02 Vượn cái trưởng thành, (4) cấu trúc đàn có 01 Vượn đực, 01 Vượn cái và 01 Vượn bán trưởng thành, (5) cấu trúc đàn gồm 02 Vượn đực, 02 Vượn cái và 01 Vượn bán trưởng thành. Cấu trúc đàn Vượn chủ yếu ở khu vực nghiên cứu gồm 01 Vượn đực và 01 Vượn cái hoặc 02 Vượn cái.

+ Luận án đã đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến tần xuất hót của Vượn tại khu vực nghiên cứu để từ đó đề xuất phương án điều tra phù hợp. Ví dụ trong quá trình điều tra nên tránh các ngày có mưa hoặc gió lớn.

 

Xuân Mai, ngày 30 tháng 19 năm 2019

Giáo viên hướng dẫn khoa học

 

 

 

PGS. TS Vũ Tiến Thịnh

Nghiên cứu sinh

 

 

 

Trần Mạnh Long

 

File đính kèm:

LuanAn- ncs.TranManhLong_DHLN.pdf

TomTatLuanAn (Tieng Anh) - ncs.TranManhLong.pdf

TomTatLuanAn (Tieng Viet) - ncs.TranManhLong.pdf 


Chia sẻ

Tin nổi bật