Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Phạm Thị Ánh Hồng

4 tháng 9, 2020

Trang thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật,

lý luận của luận án

 

I) Thông tin chung:

 

  • Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

 

  • Tên đề tài luận án: "Nâng cao chất lượng trang sức bề mặt sản phẩm gỗ bằng sơn Polyurethane (PU) phân tán nano TiO2"

 

  • Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

 

  • Nghiên cứu sinh

 

  • Họ tên NCS: Phạm Thị Ánh Hồng

 

  • Khóa đào tạo NCS: K23

 

  • Ngành: Kỹ thuật Chế biến lâm sản; Mã số: 9.54.90.01

 

  • Người hướng dẫn khoa học:

 

+ Họ tên người hướng dẫn khoa học 1: Cao Quốc An; Chức danh khoa học: PGS, học vị: Tiến sĩ; Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp;

 

+ Họ tên người hướng dẫn khoa học 2: Trần Văn Chứ; Chức danh khoa học: GS, học vị: Tiến sĩ; Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp.

II) Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:

  • Về mặt học thuật:
  • Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về nâng cao chất lượng trang sức bề mặt sản phẩm gỗ bằng sơn PU-TiO2;
    • Luận án đã sử dụng vật liệu nano TiO2 phân tán bằng dung môi Butyl acetate

có bổ sung chất hoạt động bề mặt Las, sau đó phân tán vào sơn PU nhằm cải thiện chất

lượng màng trang sức trên bề mặt gỗ như nâng cao khả năng chống tia UV, khả năng

kháng hóa chất, nước và tăng khả năng chịu mài mòn, độ cứng của màng sơn,...;

  • Kết quả phổ hấp thụ UV-Vis của nano TiO2 trong dung môi phân tán và UV-Vis của sơn PU kết hợp với nano TiO2 là một trong những tính mới quan trọng của nghiên cứu;

                - Luận án đã xác định được nồng độ và thời gian phân tán nano TiO2 hợp lý để đưa vào sơn PU; xác định được áp suất và tốc độ di chuyển của súng phun để trang sức sơn PU-TiO2 lên bề mặt sản phẩm gỗ nhằm cải thiện chất lượng màng phủ.

  • Về mặt lý luận:

Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học về công nghệ nâng cao chất lượng trang sức bề mặt sản phẩm gỗ bằng sơn PU kết hợp với vật liệu nano TiO2. Đây sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về công nghệ trang sức bề mặt gỗ và các công nghệ khác cho sản phẩm gỗ;

 

 

  • Các kết quả nghiên cứu sẽ mở ra hướng mới cho công nghệ trang sức bề mặt gỗ, đặc biệt là sơn phủ bằng chất phủ lỏng kết hợp với vật liệu nano.
  • Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:

Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn các thông số công nghệ, quy trình, giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng trang sức bề mặt sản phẩm gỗ bằng sơn PU kết hợp với vật liệu nano TiO2. Công nghệ này sẽ góp phần nâng cao giá trị sử dụng và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm gỗ ở Việt Nam.

Tập thể người hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

Hướng dẫn 1

 

 

 

 

 

Cao Quốc An

Hướng dẫn 2

 

 

 

 

 

Trần Văn Chứ

 

 

 

 

 

Phạm Thị Ánh Hồng

     

 

 

Nội dung tệp đính kèm:

LuanAn - ncs.PhamThiAnhHong_DHLN

TomTatLuanAn (tiengAnh)- ncs.PhamThiAnhHong_DHLN

TomTatLuanAn (tiengViet)- ncs.PhamThiAnhHong_DHLN


Chia sẻ

Tin nổi bật