Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Cao Văn Cường

10 tháng 8, 2018

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

 I) Thông tin chung:

- Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

+ Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu quản lý bảo tồn đa dạng sinh học thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa"

+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

- Nghiên cứu sinh

+ Họ tên NCS: Cao Văn Cường

+ Khóa đào tạo NCS: 2012 - 2015

+ Ngành: Lâm sinh; Mãsố: 9620205

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:

Hướng dẫn 1: GS.TS Trần Hữu Viên

+ Chức danh khoa học: GS, học vị: Tiến sĩ

+ Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp

Hướng dẫn 2: PGS.TS Hoàng Văn Sâm

+ Chức danh khoa học: PGS, học vị: Tiến sĩ

+ Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

II) Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:

- Về mặt học thuật: Cung cấp dữ liệu khoa học về đa dạng sinh học thực vật và quản lý bảo tồn tài nguyên thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

- Về mặt lý luận:Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa.

- Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.

Xây dựng danh lục thực vật bậc cao có mạch ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa với 1.556, loài thuộc 701 chi và 199 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Bổ sung 343 loài thực vật bậc cao có mạch, 88 chi và 22 họ cho hệ thực vật cho hệ thực vật Pù Luông.Bổ sung 02 loài thực vật mới cho hệ thực vật Việt Nam là: Bóng nước núi đá (Impatiens obesa J.D. Hooker) và Thu hải đường núi đá (Begonia cavaleriei Levl.)

Phân tích được các chỉ số đa dạng sinh học thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; xây dựng được bản đồ phân bố thảm thực vật rừng Pù Luông, bản đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao và đặc trưng tại Pù Luông.

Đánh giá được thực trạng công tác quản lý, xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới tài nguyên thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, đồng thời đề xuất được các giải pháp quản lý bảo tồn tài nguyên thực vật Pù Luông.

 

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2018

Tập thể người hướng dẫn

Nghiêncứusinh

 

 

 

 

GS.TS.TrầnHữuViên          PGS.TS. HoàngVănSâm                   Cao VănCường

 

Nội dung tệp đính kèm:

LuanAn - ncs.CaoVanCuong_DHLN.pdf

TomTatLuanAn (TiengAnh).pdf

TomTatLuanAn (TiengViet).pdf


Chia sẻ

Tin nổi bật