Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Lê Văn Hương

7 tháng 2, 2020

TRANG THÔNG TIN

Về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án

 

I. Thông tin chung

1. Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

- Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng cháy cho rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp.

2. Nghiên cứu sinh

- Họ tên NCS: Lê Văn Hương

- Khóa đào tạo NCS: Năm 2015, Đợt 2

- Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng;           Mã số 9620211

3. Người hướng dẫn khoa học

- Họ tên người hướng dẫn khoa học:

+ Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Bế Minh Châu

- Đơn vị công tác: Trường đại học Lâm nghiệp

+ Người hướng dẫn 2: PGS.TS Trần Ngọc Hải

- Đơn vị công tác: Trường đại học Lâm nghiệp

II. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án

- Về mặt lý luận:

+) Luận án đã đề xuất cách phân loại VLC mới và hệ số bắt cháy K trong đánh giá và dự báo nguy cơ cháy rừng.

+) Luận án đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố liên quan đến cháy rừng và định lượng được các mối quan hệ này làm cơ sở xây dựng mô hình dự báo nguy cơ cháy, mùa cháy rừng;

+) Cung cấp cơ sở khoa học cho giải pháp đốt chỉ định làm giảm vật liệu cháy trong phòng cháy rừng thông ba lá ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà;

- Về mặt học thuật:

+) Luận án đã xác định được 288 loài thực vật có mạch ở nhiều dạng sống khác nhau tham gia vào thành phần của vật liệu cháy của rừng thông ba lá ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.

+) Luận án đã xây dựng được các mô hình toán học thể hiện các mối quan hệ giữa các thành phần của vật liệu cháy từ tổng khối lượng vật liệu (M), khối lượng vật liệu khô (m1), khối lượng vật liệu tươi (m2), hệ số khả năng bắt cháy của VLC (K), thời gian cháy hết của VLC (Tc) và tỷ lệ phần trăm cháy hết của VLC (Pc) làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà;

+) Luận án đã xác định mùa cháy rừng ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà từ cơ sở dữ liệu khí hậu, các chỉ số khô hạn và các chỉ số nguy cơ cháy rừng bằng phương pháp thống kê đa biến;

+) Luận án đã xây dựng được các hàm biệt định CDF từ tập các biến độc lập (T, H, m1 và K) và tập các biến phụ thuộc (Tc và PC) làm cơ sở dự báo nguy cơ cháy rừng bằng hàm phân loại Fisher và khoảng cách Mahalanobis;

+) Luận án đã đề xuất được các giải pháp phòng cháy hiệu quả cho rừng Thông ba lá ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà bao gồm các nội dung xác định mùa cháy rừng, xác định các đối tượng cần phải áp dựng các giải pháp phòng cháy, giải pháp xử lý vật liệu cháy, giải pháp đốt chỉ định và các phương pháp cảnh báo nguy cơ cháy rừng./.

 

 

Xuân Mai, ngày 30 tháng 01 năm 2020

Giáo viên hướng dẫn khoa học

 

 

 

PGS. TS Bế Minh Châu

Nghiên cứu sinh

 

 

 

Lê Văn Hương


Chia sẻ

Tin nổi bật