Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Nguyễn Thị Hà

16 tháng 10, 2017

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

 

I) Thông tin chung

- Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

+ Tên đề tài luận án: Nghiên cứu mô hình ước tính sinh khối, trữ lượng các bon rừng ngập mặn trên cơ sở ứng dụng Viễn thám và GIS tại tỉnh Cà Mau.

+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

-  Nghiên cứu sinh

+ Họ tên NCS: Nguyễn Thị Hà

+ Học vị: Thạc sỹ

+ Khóa đào tạo NCS: 2011 - 2017

+ Chuyên ngành: Lâm sinh        Mã số: 62.62.02.05

-  Người hướng dẫn khoa học

Giáo viên hướng dẫn 1

+ Họ tên người hướng dẫn khoa học: Viên Ngọc Nam

+ Chức danh khoa học, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ

+ Đơn vị công tác: Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.

Giáo viên hướng dẫn 2

+ Họ tên người hướng dẫn khoa học: Lâm Đạo Nguyên

+ Chức danh khoa học, học vị: Tiến sỹ

+ Đơn vị công tác: Trung tâm Ứng dụng công nghệ vệ tinh miền Nam.

II) Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án

- Về mặt học thuật: Bổ sung tài liệu góp phần làm sáng tỏ vai trò và xác định khả năng sản xuất sinh khối và dự trữ các bon trên mặt đất của rừng ngập mặn nhằm cung cấp cơ sở khoa học trong việc định giá giá trị dịch vụ môi trường rừng; đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu về ước tính sinh khối, tích lũy các bon rừng ngập mặn trên cơ sở ứng dụng ảnh viễn thám và GIS tại tỉnh Cà Mau.

- Về mặt lý luận: Bổ sung lý luận về nghiên cứu và đề xuất một số mô hình ước tính sinh khối và trữ lượng tích lũy các bon của rừng ngập mặn dựa trên điều tra thực địa và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám.

- Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

+ Ứng dụng ảnh viễn thám vào điều tra sinh khối và các bon cho rừng Đước tại tỉnh Cà Mau.

+ Cung cấp được số liệu về sinh khối và tích lũy các bon trên mặt đất và ngưỡng bão hòa của sinh khối rừng đối với giá trị phản xạ và tán xạ ngược trên ảnh viễn thám tại tỉnh Cà Mau.

+ Xây dựng được mô hình ước tính sinh khối và tích lũy các bon trên mặt đất của rừng bằng dữ liệu viễn thám siêu cao tần và quang học cho đối tượng đặc thù là rừng Đước tỉnh Cà Mau.

 

Tập thể hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

 

 

 

 

Viên Ngọc Nam

 

Lâm Đạo Nguyên

 

 

Nguyễn Thị Hà

         

Nội dung tệp đính kèm:

TomTatLuanAn (ncs.NguyenThiHa_DHLN)

TrichYeuLuanAn (ncs.NguyenThiHa_DHLN)

Luan An (ncs.NguyenThiHa_DHLN)


Chia sẻ

Tin nổi bật