Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Lê Hoàng Anh

11 tháng 8, 2017

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

I. Thông tin chung

1. Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

- Tên đề tài luận án: Nghiên cứu nâng cao chất lượng động lực học cơ cấu vi sai cầu xe tải nhỏ sử dụng trong nông lâm nghiệp.

- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp.

2. Nghiên cứu sinh

- Họ và tên NCS: Lê Hoàng Anh

- Khóa đào tạo: 2014 - 2017

- Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí                          Mã số: 62520103

3. Người hướng dẫn khoa học

- PGS.TS. Nguyễn Thanh Quang, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng yên.

- PGS. TS. Hoàng Việt, Trường Đại học Lâm nghiệp.

II. Những đóng góp mới về khoa học, thực tiễn của luận án

1. Về khoa học

- Luận án đã thiết lập mô hình khảo sát động lực học cơ cấu vi sai với các thông số chính: Lực kéo tiếp tuyến trên các bánh xe chủ động, hệ số cản mặt đường nông lâm nghiệp, tải trọng, mô men ma sát trong cơ cấu vi sai, mô men trên các bán trục và vận tốc góc các bánh xe.

- Thiết lập mô hình tính toán các giá trị mô men ma sát trong cơ cấu vi sai bao gồm mô men ma sát giữa bánh răng hành tinh và trục chữ thập, bánh răng hành tinh và đệm tựa lưng, bánh răng bán trục và vỏ vi sai. Xây dựng biểu thức tính hiệu suất vi sai có xét đến mô men ma sát trong vi sai.

- Thiết lập mối quan hệ mô men của ma sát Mms, hệ số bám j, và lực kéo Pk. Xét ảnh hưởng của hệ số hãm vi sai Ks tới lực kéo tiếp tuyến trên các bánh xe chủ động theo điều kiện bám (hệ số bám j). 

- Lập thuật toán và lập trình Matlab để khảo sát ảnh hưởng của hệ số khóa vi sai Kδ đến tính năng kéo bám của xe tải nhỏ LF 3070G1 khi xe làm việc trên đường xấu, đường nông lâm nghiệp, có hệ số bám thấp và khác nhau trên hai bánh xe.

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng động lực học cơ cấu vi sai theo phương án điều khiển thông số trượt vi sai, chuyển từ loại vi sai bình thường (Open differential) sang loại khóa vi sai bị động (Locked differential) bằng cách thay đổi thiết kế chi tiết vi sai nhằm điều chỉnh diện tích ma sát trong vi sai (khoét lỗ chứa dầu bôi trơn, vát thân trục chữ thập).

2. Về thực tiễn

- Kết quả luận án có thể ứng dụng trong thực tiễn để mở rộng phạm vi hoạt động của xe phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật trong nước. Xe có thể hoạt động bình thường trên đường giao thông nông thôn (vận tốc cực đại của xe 50km/h) và hoạt động tốt trên đường nông lâm nghiệp (vận tốc cực đại của xe 30km/h) mà không phải thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực.

3. Những điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

- Xây dựng mô hình động lực học vi sai có xét đến ma sát trong vi sai. Xây dựng sơ đồ thuật toán trong Matlab Simulink để khảo sát động lực học vi sai. Từ các giá trị động lực học qua khảo sát có thể tính toán hiệu suất của cơ cấu vi sai.

- Lần đầu tiên tại Việt Nam đã thiết kế chế tạo đồ gá sử dụng thiết bị chuyên dùng đo vận tốc góc và mô men xoắn trên ba trục đồng thời (trục các đăng và hai bán trục) trên bệ thử và trên xe khi đang hoạt động trên đường nông lâm nghiệp.

- Những kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị nghiên cứu, những đơn vị chế tạo cầu sau ô tô, đóng góp tích cực vào công nghiệp phụ trợ trong chương trình nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô của đất nước.

- Những kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và học tập cho các giáo viên, cán bộ ngành Kỹ thuật Cơ khí, Cơ khí Động lực, học sinh, sinh viên trong định hướng phát triển giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp.

    Hà Nội, ngày    tháng    năm 2017

Người hướng dẫn 1

   

PGS.TS. Nguyễn Thanh Quang

Người hướng dẫn 2

   

PGS. TS. Hoàng Việt

Nghiên cứu sinh

  

Lê Hoàng Anh

 

Nội dung xem trên tệp đính kèm:

TomTatLuanAn (TiengAnh) - ncs.LeHoangAnh_DHLN

TomTatLuanAn (TiengViet) -ncs.LeHoangAnh_DHLN

LuanAn (ncs.LeHoangAnh_DHLN) 


Chia sẻ

Tin nổi bật