Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Phạm Văn Duẩn

29 tháng 10, 2019

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

 

I. THÔNG TIN CHUNG

- Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

+ Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu kỹ thuật xác định trữ lượng rừng từ ảnh vệ tinh tại tỉnh Đắk Nông"

+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

- Nghiên cứu sinh

+ Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Văn Duẩn

+ Khóa đào tạo: 2013-2016

+ Ngành: Điều tra và Quy hoạch rừng;       Mã số: 9620208

- Người hướng dẫn khoa học

+ Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Trọng Bình – Trường Đại học Lâm nghiệp

+ Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thanh Hoàn – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam

II. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

- Về mặt học thuật

Hiện nay, ba công tác quan trọng trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng mà ngành lâm nghiệp đã, đang và sẽ thực hiện là: điều tra rừng, kiểm kê rừng và cập nhật diễn biến rừng. Trong đó: (1) Điều tra rừng được thực hiện với chu kỳ 5 năm một lần; (2) Kiểm kê rừng được thực hiện với chu kỳ 10 năm một lần; (3) Cập nhật diễn biến rừng được thực hiện hàng năm. Kết quả của luận án cho phép đưa ra các giải pháp để xác định trữ lượng rừng với chi phí thấp, có thể thực hiện trên diện rộng hỗ trợ công tác điều tra rừng và kiểm kê rừng.

Ứng dụng quy trình xác định trữ lượng rừng từ ảnh vệ tinh trong luận án để xác định trữ lượng cho kiểu rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đắk Nông cho kết quả tương đối phù hợp với kết quả kiểm kê rừng. Đây là ý nghĩa thực tiễn quan trọng để sử dụng quy trình này tại Đắk Nông.

- Về mặt lý luận

Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện kỹ thuật xác định trữ lượng rừng từ ảnh vệ tinh cho đối tượng rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đắk Nông: Lựa chọn ảnh; Xử lý ảnh; Lựa chọn các biến từ ảnh; Xác định trữ lượng rừng tại hiện trường; Lựa chọn các thuật toán để xây dựng mô hình; Đánh giá sai số của các mô hình và xác định các yếu tố chính về kỹ thuật ảnh hưởng đến độ chính xác của mô hình xác định trữ lượng rừng; Xác định trữ lượng rừng đến từng điểm ảnh; Xác định trữ lượng rừng đến từng lô rừng.

Thông qua kết quả luận án, khẳng định khả năng sử dụng ảnh vệ tinh LANDSAT-8 và ALOS-2/PALSAR-2 và kết hợp 2 loại ảnh này trong việc xác định trữ lượng cho kiểu rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đắk Nông nói riêng và những khu vực khác ở Việt Nam có điều kiện tương tự nói chung.

Luận án cung cấp cơ sở lý luận và những phương pháp nghiên cứu nhằm xác định trữ lượng rừng từ ảnh vệ tinh có thể được sử dụng để tham khảo trong nhiều nghiên cứu khác ở Đắk Nông nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

Khẳng định khả năng sử dụng ảnh vệ tinh LANDSAT-8 và ALOS-2/PALSAR-2 trong việc xác định trữ lượng cho kiểu rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đắk Nông.

Lựa chọn được bộ tham số đầu vào tối ưu cho xác định trữ lượng rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đắk Nông từ ảnh LANDSAT-8, ALOS-2/PALSAR-2 và sự kết hợp của 2 loại ảnh này.

Lựa chọn được thuật toán tối ưu cho xác định trữ lượng rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đắk Nông từ các thuật toán đang áp dụng phổ biến hiện nay.

Kết hợp ảnh LANDSAT-8 và ALOS-2/PALSAR-2 cho kết quả xác định trữ lượng rừng có sai số chấp nhận được, có thể áp dụng vào thực tiễn trong công tác điều tra, kiểm kê rừng theo định kỳ, cũng như hỗ trợ quản lý, theo dõi, cập nhật diễn biến rừng và xác định khả năng tích lũy cacbon của rừng.

 

Hà Nội, ngày …. tháng….. năm 2019

Tập thể người hướng dẫn

 

Nghiên cứu sinh

Hướng dẫn 1

Hướng dẫn 2

 

 

 

 

 

PGS.TS. Nguyễn Trọng Bình

 

 

 

TS. Nguyễn Thanh Hoàn

 

 

 

 

Phạm Văn Duẩn

 

 

Tệp đính kèm:

TomTatLuanAn (tiengAnh) - ncs.PhamVanDuan_DHLN

TomTatLuanAn (tiengViet) - ncs.PhamVanDuan_DHLN

Luan An - ncs.PhamVanDuan_DHLN


Chia sẻ

Tin nổi bật