Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Thái Văn Thành

14 tháng 10, 2019

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

 

 I) Thông tin chung:

- Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

+ Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của Linh trưởng tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

- Nghiên cứu sinh

+ Họ tên NCS: Thái Văn Thành

+ Học vị: Thạc sỹ

+ Khóa đào tạo NCS: 2013 - 2018

+ Ngành: Lâm sinh               Mã số: 96.20.205

-  Người hướng dẫn khoa học 1

+ Họ tên người hướng dẫn: PGS.TS Đồng Thanh Hải

+ Chức danh khoa học: Phó giáo sư, học vị: Tiến sĩ

+ Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp

- Người hướng dẫn khoa học 2

+ Họ tên người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Lân Hùng Sơn

+ Chức danh khoa học: Phó giáo sư, học vị: Tiến sĩ

+ Đơn vị công tác: Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

II) Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa về khoa học: Luận án xác định được đặc điểm sinh thái của linh trưởng và các mối quan hệ giữa sinh thái và loài. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc thực hiện bảo tồn Đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.

- Ý nghĩa về thực tiễn

+ Cung cấp dẫn liệu về linh trưởng như mật độ, phân bố.., đây là thông tin quan trọng để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.

+ Xác định được các đặc điểm sinh thài của linh trưởng thông qua việc nghiên cứu cấu trúc rừng, thức ăn là cơ sở khoa học để thực hiện chương trình giám sát loài tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.

+ Đánh giá được các môi đe dọa chính làm ảnh hưởng đến khu hệ linh trưởng, vùng bị săn băt mạnh là căn cứ để xây dựng kế hoạch và thực hiện đâu trang ngăn chặn.

- Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.

+ Đã khẳng định chắc chắn bằng hình ảnh về sự có mặt của loài khỉ mốc (Macaca assamensis) tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.

+ Mật độ loài Voọc hà tĩnh (Trachipithecus hatinhensis) là 2,76 cá thể/km². Vượn siki (Nomascus siki) là 0,62 cá thể/km2.

+ Tiết diện ngang, độ che phủ có quan hệ với phân bố của các loài linh trưởng. Độ che phủ, tiết diện ngang lơn có tần suất bắt gặp linh trưởng cao nhất.

+ Nguồn thức ăn là yếu tố quyết định đến phấn bố. Số lượng loài, kích thước quần thể linh trưởng giảm dần từ Giàu, Trung Bình, Núi đá và nghèo.

+ Tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, linh trưởng chỉ phân bố ở đai độ cao dưới 1200m, ở độ cao trên 1000-1200m chỉ ghi nhân loài Vượn Siki (Nomascus siki).

+ Có 59/72 họ thực vật được linh trưởng sử dụng làm thức ăn khi so sanh với danh lục mà Phạm Nhât đã công bố năm 2002.

+  Loài thực vật làm thức ăn ở 4 dạng sinh cảnh của Vượn siki (Nomascus siki) lần lượt là Ngheo=19, Trung bình=32, Giàu=27, Núi đá=24; Vooc hà tĩnh (Trachipithecus hatinhensis) là: Ngheo=28, Trung bình=72, Giàu=55, Núi đá=67; Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) là Nghèo=58, Trung bình=89, Giàu=61, Núi đá=37.

+ Khu vực đang bị săn, bắt mạnh mẽ thuộc địa bàn thôn Cựp, Cuồi, Tri xã Hướng Lập và khu rừng thôn Hồ, Mới, Cát, Trỉa xã Hướng Sơn.

 

   Giáo viên hướng dẫn 1                Giáo viên hướng dẫn 2

 

 

 

 

PGS.TS. Đồng Thanh Hải       PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn               

 

 

 

 

 

Nghiên cứu sinh

 

 

 

 

Thái Văn Thành

 

 

 

 

File đính kèm:

Tomtatluanan-TiengViet.pdf

Tomtatluanan-TiengAnh.pdf

LuananTS.pdf


Chia sẻ

Tin nổi bật