Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Đỗ Quý Mạnh

13 tháng 12, 2018

Trang thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật,

lý luận của luận án

 

I) Thông tin chung:

- Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

+ Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn vùng ven biển tỉnh Thái Bình làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật khôi phục và phát triển rừng ngập mặn bền vững"

+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

-  Nghiên cứu sinh

+ Họ tên NCS: Đỗ Quý Mạnh

+ Khóa đào tạo NCS: Khóa 22

+ Chuyên ngành: Lâm sinh; Mã số: 9620205

-  Người hướng dẫn khoa học

+ Họ tên người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Đình Quế

+ Chức danh khoa học: Phó Giáo sư, học vị: Tiến sỹ.

+ Đơn vị công tác: Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam.

II) Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:

- Về mặt học thuật: Đóng góp cho khoa học Lâm sinh về rừng ngập mặn, đất ngập mặn với quan điểm "thực vật ngập mặn là tấm gương phản chiếu đất ngập mặn" và hệ sinh thái rừng ngập mặn được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với những tác động từ bên ngoài của con người.

- Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận xác định nhóm dạng lập địa ngập mặn ven biển nói chung và tại Thái Bình nói riêng dựa vào việc lượng hoá và tổ hợp 6 chỉ tiêu phân chia lập địa tại khu vực nghiên cứu bao gồm: i) Loại đất, ii) Hiện trạng đất ngập mặn, iii) Thời gian phơi bãi, iv) Độ thành thục của đất. v) Tỷ lệ cát và vi) Cao độ của đất ngập mặn. Từ những tiêu chí/chỉ tiêu này đã xây dựng được bản đồ nhóm dạng lập địa (thí điểm) đơn vị cấp xã phục vụ cho công tác quản lý và phát triển rừng ngập mặn tại địa phương.

 

- Về mặt thực tiễn: Luận án là một nghiên cứu thực nghiệm. Những kết quả nghiên cứu về xác định các nhóm dạng lập địa và kỹ thuật trồng phục hồi một số loài cây ngập mặn là cơ sở thực tiễn cho những đề xuất phục hồi rừng ngập mặn cũng như các hướng dẫn kỹ thuật về trồng Trang (Kandelia obovata Sheue, H.Y. Liu & J. Yong.) và Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) tại tỉnh Thái Bình.

- Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án có thể đóng góp cho khoa học Lâm sinh về rừng ngập mặn được xác định:

         + Lượng hóa được một số đặc điểm, tính chất vật lý, hóa học của đất ngập mặn vùng ven biển tỉnh Thái Bình;

+ Xây dựng cơ sở và các tiêu chí phân chia nhóm dạng lập địa ngập mặn, qua đó ứng dụng xây dựng bản đồ nhóm dạng lập địa phục vụ cho công tác quản lý và quy hoạch rừng ngập mặn tại Thái Bình.

+ Đánh giá và lựa chọn được công thức thí nghiệm trồng rừng ở các dạng lập địa "rất thuận lợi, thuận lợi và khó khăn". Trong đó điểm mới có giá trị tham khảo là kỹ thuật trồng Trang (Kandelia obovata Sheue, H.Y. Liu & J. Yong.), đặc biệt kỹ thuật trồng Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) với giải pháp cắt ngọn ở giai đoạn mới trồng và kỹ thuật cắm 3 cọc để cố định cây sau trồng đã tăng tỷ lệ sống lên 37% sau 3 năm trồng.

 

Hà Nội, ngày 10 tháng 12  năm 2018

Người hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

                 PGS.TS. Ngô Đình Quế                          Đỗ Quý Mạnh

 

 

 


Chia sẻ

Tin nổi bật