Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Nguyễn Khắc Lâm

1 tháng 4, 2021

TRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI

VỀ HỌC THUẬT VÀ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

 

I. Thông tin chung

1. Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

+ Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đề xuất Hệ thống Giám sát và Đánh giá Chi trả Dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam

+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

2.  Nghiên cứu sinh

+ Nghiên cứu sinh: Nguyễn Khắc Lâm

+ Khóa đào tạo NCS: 2016 - 2020

+ Ngành: Quản lý tài nguyên rừng; Mã số: 9620211

3.  Người hướng dẫn khoa học

+ Người hướng dẫn khoa học 1: Vương Văn Quỳnh

+ Chức danh khoa học: Giáo sư, học vị: Tiến sĩ.

+ Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp.

+ Người hướng dẫn khoa học 2: Nguyễn Hải Hòa

+ Chức danh khoa học: Phó Giáo sư, học vị: Tiến sĩ.

+ Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp.

II. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án

1. Về mặt học thuật

Luận án đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các tiêu chí, tiêu chuẩn cần được giám sát – đánh giá trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. Đồng thời, luận án đã lựa chọn được mô hình hệ thống giám sát – đánh giá, đã xây dựng và lượng hóa được bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số giám sát - đánh giá phù hợp với yêu cầu pháp lý cũng như thực tiễn chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam.

Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo về giám sát - đánh giá và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Các cơ quan quản lý và thực hiện chính sách cũng có thể tham khảo, ứng dụng kết quả của đề tài trong nghiên cứu xây dựng và thực thi chính sách lâm nghiệp liên quan.

2. Về mặt lý luận

Đề tài tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận, các quy định và thực tiễn của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và của giám sát - đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng (GSĐG chi trả DVMTR). Qua đó, luận án góp phần củng cố phương pháp luận trong nghiên cứu xây dựng hệ thống GSĐG chi trả DVMTR. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp đánh giá về mức độ đáp ứng các yêu cầu của chính sách mà còn xác định được nguyên nhân hạn chế cũng như gợi ý những giải pháp để nâng cao hiệu quả của chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hệ thống GSĐG do luận án xây dựng cải thiện khả năng tiếp cận thông tin và giám sát thực hiện chính sách của cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý và cả người dân có quan tâm.

3. Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

- Đề tài đã làm rõ khái niệm và yêu cầu thực tiễn của GSĐG chi trả DVMTR ở Việt Nam; thống nhất được về mặt lý luận là có thể sử dụng một bộ chỉ số chung cho hệ thống GSĐG;

- Luận án đã chỉ ra rằng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cần được GSĐG với 3 tiêu chuẩn (công bằng, minh bạch, hiệu quả) trên 9 tiêu chí tương ứng với các quy định và yêu cầu đặt ra cho chính sách; thống nhất được kết cấu bộ chỉ số GSĐG giá gồm 3 lớp: tiêu chuẩn – tiêu chí – chỉ số và áp dụng thang điểm 5 cấp độ để lượng hóa giá trị các chỉ số phù hợp cho việc GSĐG tính công bằng, minh bạch và hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR theo quy định;

- Đề tài đã xác định mô hình hệ thống GSĐG phù hợp, tính toán hệ số ảnh hưởng của các tiêu chuẩn đánh giá và xác định trọng số cho các nhóm chỉ số GSĐG chi trả DVMTR;

- Đề tài xây dựng được quy trình vận hành và phần mềm trực tuyến hỗ trợ thực hiện GSĐG chi trả DVMTR một cách khoa học, chuyên nghiệp và đảm bảo tin cậy.

         

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021

Tập thể người hướng dẫn

 

 

 

 

 

GS.TS. Vương Văn Quỳnh     PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa

Nghiên cứu sinh

 

 

 

 

 

Nguyễn Khắc Lâm

 

Nội dung xem trên tệp đính kèm:

Thongtindiemmoi-NCS-NguyenKhacLam


Chia sẻ

Tin nổi bật