Thông tin về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án NCS Hà Sỹ Đồng

9 tháng 1, 2017

THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

 

I) Thông tin chung:

- Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo

+ Tên đề tài luận án: Đánh giá quản lý rừng bền vững và giám sát thực hiện sau khi được cấp Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.

+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

-  Nghiên cứu sinh

+ Họ tên NCS: Hà Sỹ Đồng

+ Học vị: Thạc sĩ

+ Khóa đào tạo NCS: 21 (2012 – 2015)

          + Chuyên ngành đào tạo: Điều tra và quy hoạch rừng. Mã số: 62.62.02.08

-  Người hướng dẫn khoa học

+ Họ tên người hướng dẫn khoa học: Vũ Nhâm

+ Chức danh khoa học, học vị: PGS.TS

+ Đơn vị công tác; Viện QLRBV&CCR

II) Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:

1) Xây dựng được cơ sở khoa học điều chỉnh sản lượng về trạng thái cân bằng để có thể kinh doanh rừng ổn định về mặt sản lượng.

- Do vốn đầu tư và đất trồng rừng hàng năm của  Công ty lâm nghiệp Bến Hải bị thay đổi nên diện tích rừng trồng hàng năm của Công ty không bằng nhau. Điều này sẽ dẫn đến diện tích khai thác cũng như trữ lượng khai thác và sản lượng rừng hàng năm của Công ty cũng không bằng nhau. Công ty muốn thực hiện được quản lý rừng bền vững thì điều quan trọng là bảo đảm sản lượng rừng hàng năm phải bằng nhau và ổn định. Vì vậy, Công ty phải thực hiện điều chỉnh sản lượng rừng hàng năm từ không bằng nhau, không ổn định về trạng thái bằng nhau và ổn định.

- Để điều chính sản lượng rừng khai thác hàng năm từ không bằng nhau, không ổn định về trạng thái bằng nhau và ổn định luân án đã áp dụng Phương pháp  điều chỉnh diện tích khai thác, sản lượng khai thác  rừng trồng của Công ty về trạng thái cân bằng, ổn định phân bố theo tuổi (Diện tích chuẩn hay sản lương khai thác chuẩn), có nghĩa là cần đảm bảo mỗi tuổi có diện tích rừng trồng hàng năm bằng nhau hay sản lương khai thác hàng năm bằng nhau để khi rừng  đạt tuổi khai thác, sẽ có diện tích khai thác hay sản lượng  khai thác ổn đinh xét trong cả chu kỳ kinh doanh. Nguyên lý của phương pháp là hàng năm Công ty chỉ tiến hành khai thác và trồng lại diện tích rừng bằng diện  tích chuẩn hay bằng sản lương khai thác chuẩn, năm nào thiếu diện tích khai thác hay sản lương khai thác, thì khai thác thêm ở tuổi dưới; năm nào thừa diện tích hay sản lượng khai thác thì chỉ khai thác bằng diện tích chuẩn hay sản lượng chuẩn và để lại diện tích thừa hay sản lượng khai thác dư cho năm tiếp theo khai thác, sau đó trồng lại bằng diện tích chuẩn. Phương pháp điều chỉnh sản lượng hàng năm mà luận án đưa ra như trên, cho đến nay chưa có một ấn phẩm chính thống nào đề cấp đến ngay cả trong Tiêu chuẩn QLRBV ở trong nước và của các tổ chức quốc tế,

- Trong chu kỳ kinh doanh đầu, do cường độ kinh doanh rừng (quy mô sản xuất và trình độ kỹ thuật) của Công ty còn hạn chế, Công ty có thể chỉ thực hiện điều chỉnh sản lượng rừng theo diện tích. Điều chỉnh sản lượng rừng theo diện tích đơn giản hơn, dề thực  hiện hơn.. Sang chu kỳ kinh doanh sau, Công ty đạt cường độ kinh doanh cao hơn, thì tiến hành điều chỉnh sản lượng rừng theo sản lượng khai thác. Điều chỉnh này khó thực hiện hơn nhưng đáp ứng sản lượng gỗ thực tế hơn.

 2) Xây dựng được kế hoạch QLRBV theo tiêu chuẩn của FSC cho CTLN Bến Hải giai đoạn 2016-2020.

- Kế hoạch QLRBV theo tiêu chuẩn của FSC được xây dựng hài hòa theo 3 yếu tố cơ bản và thiết yếu đảm bảo cho QLR bền vững là: kinh tế, xã hội và môi trường. Khác với các nội dung kế hoạch quản lý rừng trước đây hay đề cập đến (tạm gọi là kế hoạch truyền thống) chỉ chú trọng nhiều đến kinh tế-sản lượng rừng.

- Trong nội dung kế hoạch  QLRBV theo tiêu chuẩn của FSC không những đưa ra các mục tiêu, hiệu quả về  kinh tế, xã hội, môi trường mà còn đưa ra được các giải pháp giảm thiểu tác động xã hội, giảm thiểu tác động môi trường 

- Mặt khác, kế hoạch QLRBV theo tiêu chuẩn của FSC được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu về cơ sở pháp lý (luật pháp trong nước, các công ước quốc tế...) và các cơ sở khoa học nghiên cứu chuyên đề về cấu trúc rừng; điều chỉnh sản lượng rừng;  đánh giá đa dạng sinh học; rừng có giá trị bảo tồn cao; hành lang ven suối; đánh giá tác động xã hội, môi trường và lâm nghiệp cộng đồng. Kế hoạch QLRBV theo tiêu chuẩn của FSC được xây dựng cho 5 năm và hàng năm không những đáp ứng được Nguyên tắc 7 của Bộ tiêu chuẩn QLRBV của FSC mà còn phù hợp với yêu cầu, quy định của Việt nam. . 

                                                           Hà Nội, Ngày 05  tháng 12 năm 2016

Người hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

 

 

 

      PGS.TS. Vũ Nhâm                                                    Hà Sỹ Đồng

 

 

 

INFORMATION ON THE NEW ACADEMIC AND THEORETICAL CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

 

I) General Information:

- Name of the thesis and training institution

+ Name of the thesis: Assessment of sustainable forest management and performance monitoring after the issuance of Forest Management Certification by Ben Hai Forestry Company, Quang Tri Province.

+ Name of training institution: University of Forestry

- Research student

+ Name NCS: Ha Sy Dong

+ Degree: Master

+ Training course NCS: 21 (2012-2015)

+ Specialized field: Investigation and forest planning. Code: 62.62.02.08

- Academic instructor

+ Name instructor: Vu Nham

+ Title of degree: Dr.Associate professor

+ Working Unit: Reseach Institute for Sustainable Forest Management and Forest Certification (SFMI)

II) The new academic and theoretical contribution of the thesis:

1) Develop a scientific basis to adjust the output to the equilibrium for doing business in terms of sustainable forest production.

- Due to capital and annual forest land of Ben Hai forestry company is unstable, therefore, planted areas of the company are not equal. This will lead to the exploited area, as well as exploited reserves and annual output of the company are not equal. Should the company want to implement sustainable forest management, the important thing is to ensure the annual forest output must be equal and stable. Therefore, the company must make adjustments to the annual forest output from unequal and unstable to equal and stable status.

- In order to exploit the annual forest production from unequal and unstable to equal and stable status, the thesis has applied methodology that adjusted exploited area and production of the company to the equilibrium and stability by age distribution (standard area or standard exploited production), which means to ensure that each age has an equal annual planted area or equal annual exploited production. Therefore, when the forest reaches its exploited age, it will have a stable exploited area or production in review of the whole business cycle. The principle of the method is that the company only exploits or replants the forest area equal to the standard area or the standard exploited production. When the exploited area or production is not enough, exploitation will be done at a lower age. When there is excess in the area or production, exploitation will be equal to the standard area or standard output; surplus will be reserved for next year, then replanting will be carried out and equal to the standard area. The method of adjusting annual output that this thesis introduces has not been mentioned in any formal publications, even in the sustainable forest management standard in both domestic and international organizations,

- In the first business cycle, due to the intensity of forest business (production scale and technical level) of the company is limited, the company may only make adjustments of ​​forest production based on area. Adjustment of ​​forest production based on area is simpler and easier to implement. In the next business cycle, should the company record higher business strength, it will adjust the output based on the exploited production. This adjustment is more difficult to implement but meets more realistic wood production.

 2) Developing a plan of sustainable forest management according to FSC standards for Ben Hai Forestry company, phase 2016-2020.

- Sustainable forest management plan according to the standards of FSC is built in harmony under 3 fundamental and essential elements for sustainable forest management: economic, social and environmental. This is different from the contents of forest management plans mentioned previously (tentatively called traditional plans) which are more concerned about economic and output of the forest.

- In the context of sustainable forest management plan in accordance with the FSC standards, it not only sets out the objectives and effectiveness on economic, social and environmental sides but also comes up with solutions to minimize social and environmental impacts.

- On the other hand, the plan of sustainable forest management according to the FSC standards are based on research findings on legal basis (domestic legislation, international conventions ...) and scientific research basis on forest structure; forest output adjustment; assessment of biodiversity; forests of high conservation value; riparian corridors; social impact assessment, environmental and community forestry. Sustainable forest management according to the FSC standards is developed for 5 years and it not only annually meets Principle 7 of the FSC sustainable forest management standards but is also consistent with the requirements and regulations of Vietnam.

                                                                                                Ha Noi, 5th December, 2016

          Academic instructor                                                           Research student

 

 

Dr. Associate professorVu Nham                                                   Ha Sy Dong

Nội dung luận văn đính kèm:

Tomtatluanvan.pdf

Noidungluanvan.pdf


Chia sẻ

Tin nổi bật